Phụ kiện ống thép vật tư khoan nhồi, siêu âm

Phụ kiện ống thép vật tư khoan nhồi, siêu âm – Công ty thép Hùng Phát là nhà cung cấp ống thép siêu âm D114, D60, D49.. với các độ dầy theo yêu cầu.
Các độ dày dùng cho ống siêu âm thông dụng là: 1.5mm, 1.8mm, 2.0mm, 2.3mm, 2.5mm, 2.8mm, 3.0mm… tùy theo nhu cầu và thiết kế của mỗi công trình.

Thép ống siêu âm
Đồng thời, Thép Cao Toàn Thắng cũng cung cấp măng sông hàn (cút nối), bịt ống (nắp hàn, đầu bịt ống) của các loại ống trên. Các loại cóc nối (kẹp)…
Hàng luôn có sẵn với số lượng lớn.
Ống thép siêu âm được sử dụng nhiều trong các công trình thi công để xác định tín hiệu, tốc độ truyền âm và đảm bảo kiểm định chất lượng hơn ống nhựa

Ống thép siêu âm khá quen mặt trong các công trường xây dựng, là vật không thể thiếu được để khảo sát siêu âm công trình.

Đặc điểm của ống thép siêu âm:

thép ống siêu âm

Ống siêu âm của cọc khoan nhồi là các ống có đường kính từ D49 – D114 mục đích để đặt và di chuyển các đầu dò siêu âm truyền qua kiểm tra độ đồng nhất của bê tông cọc trong thí nghiệm siêu âm cọc. Tùy theo đường kính cọc từ D300- D2000 mà bố trí số lượng ống khác nhau (tối thiểu phải là 2 ống). Ống siêu âm được đặt trong lồng thép liên kết dọc theo chiều dài kết cấu thép.

Trong một số trường hợp ống siêu âm có đường kính trên 100 còn được sử dụng để khoan kiểm tra chất lượng bê tông đầu cọc và xử lý mũi cọc.

Ống siêu âm sẽ được bơm vào một loại hồ đặc biệt có độ co ngót và cường độ cao để bảo đảm không cho nước vào. Vì như nước thấm vào có thể lẫn các chất xâm thực, về lâu dài làm ảnh hưởng đến chất lượng bêtông.

Quy định đặt ống

Các ống siêu âm có chiều dài ngắn hơn chiều dài (thường cách đáy cọc 60cm-100cm)của cọc và được đặt trước vào cọc trước khi đổ bê tông. Ống phải đảm bảo kín khít, thẳng và liên tục. Đáy ống phải đảm bảo chạm hoặc sát với đáy cọc và được bịt kín bằng vật liệu chắc chắn không để bê tông xâm nhập hay mất nước. Các vị trí nối ống phải chắc chắn, kín không để cho nước bê tông xâm nhập vào ống trong quá trình đổ bê tông. Không được dùng phương pháp hàn đối đầu để nối ống siêu âm trong trường hợp ống siêu âm là ống thép. Đầu ống siêu âm phải được bịt kín bằng vật liêu chắc chắn.[1]

Theo TCXDVN 358:2005 “Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông” hướng dẫn sử dụng phương pháp xung siêu âm để đánh giá độ đồng nhất của bê tông cọc. Ống siêu âm được liên kết vào các thép chủ của cọc bằng phương pháp buộc hoặc dùng các gông thép. Các mối liên kết phải đảm bảo chắc chắn không cho ống bị dịch chuyển trong quá trình thi công.

Ống siêu âm phải được kiểm tra tính thông suốt trước khi thí nghiệm. Các ống này được đổ đầy nước sạch 1h trước khi thí nghiệm. Trong trường hợp mực nước trong ống bị giảm, phải bù thêm nước. [2]

Các quy định về số lượng cọc phải đặt ống siêu âm và số lượng cọc thử như sau:

Số lượng ống đặt sẵn theo quyết định của thiết kế, tham khảo bảng kê như sau.

Đường kính cọc D≤60 cm đặt 2 ống
Đường kính cọc 60 cm ≤D ≤100 cm đặt 3 ống
Đường kính cọc 100 cm ≤ D đặt 4 ống
Khoảng cách các ống từ 0,3m đến 1,5 m.

CỌC KHOAN NHỒI – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Bảng chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite

Tên chỉ tiêu

Chỉ tiêu tính năng

Phương pháp kiểm tra

1. Khối lượng riêng

Từ 1,05 g/cm³ đến 1,15 g/cm³

Tỷ trọng kế hoặc Bomê kế

2. Độ nhớt

Từ 18 s đến 45 s

Phễu 500/700 cm³

3. Hàm lượng cát

< 6 %

 

4. Tỷ lệ chất keo

> 95 %

Đong cốc

5. Lượng mất nước

< 30 mL/30min

Dụng cụ đo lượng mất nước

6. Độ dày áo sét

Từ 1 mm đến 3 mm sau 30 min

Dụng cụ đo lượng mất nước

7. Lực cắt tĩnh

1 min: từ 20 mg/cm2 đến 30 mg/cm2

10 min: từ 50 mg/cm2 đến 100 mg/cm2

Lực kế cắt tĩnh

8. Tính ổn định

< 0,03 g/cm2

 

9. Độ pH

7 đến 9

Giấy thử pH

 

Bảng các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc

Thông số kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tình trạng lỗ cọc

– Kiểm tra bằng mặt có đèn rọi

– Dùng siêu âm hoặc camera ghi chụp hình lỗ cọc

Độ thẳng đứng và độ sâu

– Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan

– Thước dây

– Quả dọi

– Máy đo độ nghiêng

Kích thước lỗ

– Calip, thước xếp mở và tự ghi đường kính

– Thiết bị đo đường kính lỗ khoan (dạng cơ, siêu âm..)

– Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy

Độ lắng đáy lỗ

– Thả chuỳ (hình chóp nặng 1 kg)

– Tỷ lệ điện trở

– Điện dung

– So sánh độ sâu đo bằng thước dây trước và sau khi vét, thổi rửa

CHÚ THÍCH: Kích thước lỗ khoan khuyến khích Nhà thầu tự kiểm tra để hoàn thiện công nghệ, hiện tại trong thực tế chưa bắt buộc phải đo đường kính lỗ (chỉ khống chế chiều sâu, độ lắng đáy và khối lượng bê tông).

Bảng sai số cho phép về lỗ khoan cọc

Phương pháp tạo lỗ cọc

Sai số đường kính cọc,

cm

Sai số độ thẳng đứng,

%

Sai số vị trí cọc, cm

Cọc đơn, cọc dưới móng băng theo trục ngang, cọc biên trong nhóm cọc

Cọc dưới móng băng theo trục dọc, cọc phía trong nhóm cọc

Cọc giữ thành bằng dung dịch

D < 100 cm

-0,1D và ≤ -5

1

D/6 nhưng ≤ 10

D/4 nhưng ≤ 15

D >100 cm

-5

10 + 0,01 H

15 + 0,01 H

Đóng hoặc rung ống

D ≤ 50 cm

-2

1

7

15

D > 50 cm

10

15

CHÚ THÍCH 1: Giá trị âm ở sai số cho phép về đường kính cọc chỉ ở tiết diện cọc cá biệt.

CHÚ THÍCH 2: Sai số về độ nghiêng của cọc xiên không lớn hơn 15 % góc nghiêng của cọc.

CHÚ THÍCH 3: Sai số cho phép về độ sâu hố khoan ± 10 cm.

CHÚ THÍCH 4: D là đường kính thiết kế cọc, H là khoảng cách giữa cao độ mặt đất thực tế và cao độ căt cọc trong thiết kế.

 

Bảng sai số cho phép chế tạo lồng thép.

Hạng mục

Sai số cho phép, mm

1. Khoảng cách giữa các cốt chủ

± 10

2. Khoảng cách cốt đai hoặc cốt lò so

±20

3. Đường kính lồng thép

± 10

4. Độ dài lồng thép

±50

Bảng khối lượng kiểm tra chất lượng bê tông cọc

Phương pháp kiểm tra

Tỷ lệ kiểm tra tối thiểu, % số cọc

– Siêu âm, tán xạ Gamma có đặt ống trước

10 đến 25

– Phương pháp động biến dạng nhỏ

50

– Khoan lấy lõi (nếu cần thiết)

1 đến 2

– Khoan kiểm tra tiếp xúc mũi cọc-đất

1 đến 3

Danh mục: Chưa phân loại